Việc sở hữu các phụ kiện đi kèm máy chiếu sẽ hỗ trợ tốt nhất cho việc trình chiếu của bạn. Và bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết 10 phụ kiện máy chiếu không thể thiếu để tận hưởng cho người dùng hiện nay.
Mục lục
- 1 1. Màn chiếu – Phụ kiện máy chiếu không thể thiếu
- 2 2. Giá treo – Bộ kệ để máy chiếu
- 3 3. Cable kết nối
- 4 4. Thiết bị chuyển đổi cổng truyền dữ liệu
- 5 5. Thiết bị hiển thị không dây
- 6 6. Bút trình chiếu
- 7 7. LCD máy chiếu – phụ kiện máy chiếu không thể thiếu
- 8 8. Ống kính máy chiếu
- 9 9. Bánh xe màu máy chiếu
- 10 10. Main board máy chiếu – Phụ kiện máy chiếu không thể thiếu
1. Màn chiếu – Phụ kiện máy chiếu không thể thiếu
Chắc chắn bạn nên chọn cho mình một chiếc màn chiếu mua kèm máy chiếu bởi như thế bạn mới có thể tận hưởng được tối đa chất lượng của hình ảnh mà máy chiếu mang tới. Một màn chiếu sẽ hứng sáng tốt hơn, đảm bảo màu sắc chính xác hơn và thể hiện được rõ nét các chi tiết hơn.
Hiện trên thị trường có nhiều loại màn chiếu khác nhau bao gồm màn chiếu ba chân, màn chiếu treo tường, màn chiếu điện, màn chiếu để bàn, màn chiếu dán tường,.. Hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn hỗ trợ chọn màn chiếu cho hợp lý.
2. Giá treo – Bộ kệ để máy chiếu
Giá treo máy chiếu giúp cố định máy chiếu lên tường hoặc trần phòng chiếu. Hiện có hai kích thước chính là giá treo 60cm và 120cm. Tùy vào điều kiện chiều cao của trần nhà mà lựa chọn kích thước giá treo phù hợp. Ngoài ra với những không gian phòng chiếu đặc biệt như hội trường, giảng đường thì sẽ có những loại giá treo khác phù hợp hơn.Giá treo máy chiếu cũng có loại điều khiển bằng động cơ giúp người dùng có thể thay đổi vị trí chiều cao cho máy chiếu, giúp dễ dàng lắp đặt hơn
Nếu như bạn không muốn lắp cố định một chỗ thì giải pháp thay thế chính là kể để máy chiếu . Với thiết kế nhỏ gọn giúp vận chuyển dễ dàng cũng như tính bên vững của sản phẩm , kệ để máy chiếu cùng với màn chiếu 3 chân đã trở thành bộ chiếu di động tiện lợi phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
3. Cable kết nối
Các dây cable kết nối sẽ cần thiết trong trường hợp máy chiếu không hỗ trợ kết nối không dây. Các loại cáp kết nối chính thường được dùng phổ biến là HDMI, VGA, AV,… Trong đó cáp HDMI hiện nay là loại cáp truyền được cả dữ liệu hình ảnh và âm thanh, đồng thời cũng cho chất lượng truyền tải tốt nhất.
Cable kết nối có nhiều chiều dài khác nhau, tuy nhiên cần lưu ý, dây cáp càng dài sẽ càng khiến tín hiệu bị suy hao. Do đó lời khuyên là với những máy chiếu quá xa thiết bị trình chiếu thì nên sử dụng kết nối không dây sẽ ổn định hơn.
4. Thiết bị chuyển đổi cổng truyền dữ liệu
Một số thiết bị không có cổng kết nối tương thích với máy chiếu (đặc biệt trên các máy tính, điện thoại của Apple) và do đó người dùng cần có thêm một thiết bị có khả năng truyền tín hiệu từ các cổng kết nối khác chuẩn nhau. Ví dụ VGA sang HDMI, USB type C sang HDMI…
5. Thiết bị hiển thị không dây
Để thuận tiện hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống giải trí, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và sang tạo ra thiết bị truyền dữ liệu không dây cho phép người dùng chia sẻ hầu hết các nội dung từ bất kỳ thiết bị điện tử nào lên màn hình TV hay Máy Chiếu một cách đơn giản hơn. Hiện nay, với kích thước nhỏ gọn tối ưu, thiết bị truyền dữ liệu thông qua cổng HDMI không dây đã và đang ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng trong nền công nghệ hiện nay.
6. Bút trình chiếu
Bút trình chiếu cũng là một thiết bị không thể thiếu khi sử dụng máy chiếu. Thay vì phải sử dụng bàn phím, máy tính hay chuột mất thời gian thì bạn chỉ cần sử dụng một chiếc bút nhỏ gọn là đủ.
Phụ kiện này thường được đi kèm trong mỗi sản phẩm máy chiếu, tuy nhiên có một số dòng máy chiếu thông minh (máy chiếu android chẳng hạn) sẽ cần đến điều khiển có tích hợp chuột (chuột bay) mới sử dụng được hết các tính năng.
7. LCD máy chiếu – phụ kiện máy chiếu không thể thiếu
LCD máy chiếu là linh kiện đảm nhận chức năng chính là xử lý tín hiệu vào của ánh sáng phát ra từ bóng đèn. Về nguyên lý, bóng đèn sẽ rọi ánh sáng qua LCD với đủ màu sắc từ nguồn sáng này. Cường độ ánh sáng có thể thay đổi và xử lý từ main máy chiếu vào PC, laptop, nguồn cấp đầu vào của máy.
Bạn cần lưu ý, LCD thường rất nhạy cảm với bụi bẩn từ không khí khi chạm vào thân máy. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, bạn nên hạn chế đặt máy ở những nơi có nhiều bụi bẩn hay độ ẩm cao. Vì dễ dẫn tới làm cho máy bị hỏng. LCD cũng là một linh kiện khá đắt tiền nếu như bạn thay thế.
8. Ống kính máy chiếu
Ống kính máy chiếu được sử dụng với chức năng chính là truyền hình ảnh từ máy chiếu ra bên ngoài. Đây là linh kiện trên thân máy chiếu giúp cho người dùng có thể zoom được hình ảnh theo nhu cầu sử dụng. Bạn cũng có thể dễ dàng sử dụng ống kính mà không cần di chuyển máy chiếu khi chỉnh.
9. Bánh xe màu máy chiếu
Hiện trên thị trường, linh kiện bánh xe màu máy chiếu có 2 loại chính: loại 3 màu và loại 6 màu. Chức năng chính của bánh xe màu là khi máy chiếu hoạt động bánh xe màu sẽ quay tròn kết hợp với nguồn sáng từ đèn tạo bởi chip DMD tạo ra hình ảnh trình chiếu qua ống Lens. Trong khi sử dụng nếu bánh xe màu máy chiếu bị trầy xước, bay màu thì bạn cần thay thế một tấm bánh xe màu mới với chi phí không nhỏ.
10. Main board máy chiếu – Phụ kiện máy chiếu không thể thiếu
Main board máy chiếu được cấu tạo từ nhiều linh kiện điện tử phức tạp. Đây là một khu vực được gắn các chip điều khiển trên bo mạch của máy tính. Khi bo mạch gặp sự cố cần thay thế linh kiện main để máy chiếu có thể hoạt động ổn định nhất.
Thông qua bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về 10 phụ kiện máy chiếu không thể thiếu để tận hưởng. Chúc các bạn thành công